Luat-choi-bai-tu-sac-de-hieu-nhat

Cách Chơi Bài Tứ Sắc Của Các Cao Thủ Lão Làng

Nói đến các game bài được nhiều người yêu thích, thì chắc chắn không thể thiếu game bài tứ sắc đang khá phổ biến trong thời gian gần đây. Nhiều người chơi đã rất thích thú khi tham gia trải nghiệm game bài.

Vậy bài tứ sắc có gì đặc điểm và cách chơi như thế nào mà thu hút được nhiều người đến như thế. Để trả lời cho câu hỏi đó, cùng orbanviktor.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Đôi nét thú vị về bài tứ sắc

Bài tứ sắc là một trò chơi bài chơi phổ biến ở khu vực miền Trung và miền Nam của nước ta. Trò chơi này có mức độ chơi khá dễ và không bị ràng buộc bởi quá nhiều nguyên tắc khác nhau. Vậy nên game Tứ sắc là trò chơi phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

bai-tu-sac

Trong một ván bài số lượng người chơi phù hợp và đẹp nhất là dành cho 4 người, tuy nhiên vẫn có thể chơi với số lượng từ 2 cho đến 3 người trong một ván.

Bộ bài được sử dụng trong game bài tứ sắc này có tổng cộng tới 112 lá khác nhau, được làm từ chất liệu giấy bìa, với dáng hình chữ nhật, các quân bài có kích thước nhỏ và ngắn. Trên mặt của các quân bài không giống như bộ bài tây 52 mà chỉ xuất hiện mỗi viết chữ trên mặt bài.

Luật chơi bài tứ sắc dễ hiểu nhất

Mỗi người chơi khi tham gia vào ván bài sẽ được chia 20 lá bài khác nhau trước khi bắt đầu chơi. Riêng đối với người cầm cái, họ sẽ được chia số bài nhiều hơn so với các thành viên khác là 21 lá. Còn số lá bài còn lại không được chia thì sẽ được để ở giữa bàn chơi để làm nọc.

Luat-choi-bai-tu-sac-de-hieu-nhat

Khi bắt đầu đánh bài, người cầm cái sở hữu 21 lá bài, người chơi sẽ phải bỏ ra 1 trong số những lá bài của mình có xuống sàn, và người bên cạnh người cầm cái sẽ phải dựa vào quân bài đó để có thể tạo thành liên kết Chẵn, Khạp, Lẻ hoặc có thể là Quan.

Trong trường hợp khác, con bài của người tiếp theo sau người cầm cái mà không thể kết hợp được với quân bài của người đi trước đó tạo thành một sảnh, thì điều này đồng nghĩa với việc  người thứ 2 phải tự rút ra 1 quân bài ở Nọc và cũng phải trả lại 1 lá khác.

Lần lượt người chơi sẽ tiến hành chơi bài như vậy cho đến khi có được một người hết bài thì người chơi sẽ được cộng thêm 3 điểm cho mình.

luat-choi-tu-sac

Người giành được chiến thắng trong trò chơi sẽ là người làm tròn được những bài của mình (tức là không còn có quân bài rác đang cầm trên tay). Trường hợp khi chưa có người thắng mà bộ nọc ở giữa bàn chỉ còn 7 lá thì ván đấu này của người chơi sẽ được tính là hòa.

Khi ăn tỳ (tức lá bài đầu tiên được người cầm cái đánh xuống) xong, người chơi sẽ phải làm việc là bỏ lá bài rác trên tay của mình xuống, nếu như không thực hiện theo mà để cho người chơi khác giành được về nhất thì người chơi đó sẽ phải chịu phạt thay cả làng

Cách chơi bài tứ sắc đơn giản, dễ hiểu nhất

Ván bài sẽ được bắt đầu từ người chơi được chọn làm cái. Người chơi cái sẽ chọn ra một lá bài bất kỳ trên tay của mình đặt xuống bàn. Lá bài đầu tiên này sẽ được gọi là Tỳ.

Người chơi tiếp theo nếu như có được quân bài hợp lệ mà ăn được quân Tỳ này thì người chơi sẽ có được quyền ăn và bên cạnh đó người chơi cũng sẽ phải bỏ một quân bài rác trên tay của mình xuống bàn và tiếp tục tiến hành chơi theo luật chơi.

Còn nếu như người chơi không ăn được thì sẽ phải bốc một lá bài từ những lá bài nọc  ở giữa bàn lên, đồng thời cũng sẽ mất quân chơi.

Đối với quân bài lẻ thì cũng có phần giống với cách chơi bài tam cúc. Bài tứ sắc cũng sẽ có sự kết hợp của bộ ba bao gồm các quân như sau: Tướng – Sĩ – Tượng, Xe – Pháo – Mã cùng màu với nhau.

Đối với các quân tứ sắc bị thừa sẽ được gọi là quân tứ sắc rác, các quân bài này sẽ không được kết hợp làm để tạo thành bộ chẵn hay lẻ.

luat-choi-bai-tu-sac

Đối với quân bài chẵn thì người chơi cần phải kết hợp các quân bài trong tay hoặc là nhóm bài vào lại với nhau tạo thành một liên kết có từ 2 – 4 quân bài cùng màu và giống nhau.

Đặc biệt, riêng đối với quân tốt người chơi có thể kết hợp từ 3 cho đến 4 quân khác màu nhau. Bốn quân bài có độ giống nhau và có cùng màu sắc được gọi là quan hay là quằn và 3 lá được gọi với cái tên là khạp.

Trường hợp bài tới là bài chẵn

Người chơi cần phải đợi đối thủ hoặc là người chơi đã bốc được lá tượng trong bài nọc. Hoặc nếu như người chơi sở hữu 2 lá bài của bộ chẵn mà người chơi khác đánh ra thì được sẽ lấy tạo thành bộ và tới bài cho lần đánh tiếp theo.

Trường hợp đánh bài bụng

Bài bụng là tên gọi khi mà người chơi sở hữu các bộ khác nhau như: Xe-Pháo-Pháo-Mã, Xe-Pháo-Mã-Mã hoặc cũng có thể là Xe-Xe-Pháo-Mã. Khi sở hữu những quân bài này thì người chơi phải tính toán cẩn thận các bước đi của mình.

Một số quy tắc chính mà người chơi không thể bỏ khi tham gia chơi bài tứ sắc

  • Quy tắc ăn quân của người chơi trong bài tứ sắc sẽ được theo các thứ tự ưu tiên cụ thể như sau: ăn quân Chẵn trước rồi mới đến ăn quân Lẻ
  • Người chơi khi tham gia sẽ phải ăn đúng vị trí cửa đánh của mình, và không được bỏ vị trí cửa đánh của mình.

Cách tính chuẩn xác của bài tứ sắc

Cách tính điểm trong bài tứ sắc vô cùng quan trọng khi chơi game bài tứ sắc nhằm có thể xác định được dễ dàng ra người giành chiến thắng, các quy định tính điểm được cụ thể như sau:

  • Đôi: sẽ được  tính là  không lệnh.
  • Tướng: tính là 1 lệch.
  • Ba con khui: tính là 1 lệch.
  • Bốn con khui: tính là 6 lệnh.
  • Khạp: được tính là 3 lệnh.
  • Quằn: được tính là 8 lệnh.
  • Bốn chốt khác nhau sẽ được tính là 4 lệnh.
  • Tới được tính là 3 lệnh.

Khi kết thúc một ván bài, khi số lệnh trên tay của người chơi  là số lẻ, nếu như người chơi kết thúc bằng số chẵn thì sẽ bị coi như là sai luật và người chơi sẽ bị phạt.

Xem thêm: Tú Lơ Khơ Là Gì

Kết luận

Với những chia sẻ cụ thể trên đây của chúng tôi về cách chơi bài tứ sắc, hy vọng rằng sẽ mang tới những thông tin bổ ích giúp cho người chơi nắm bắt được rõ cách chơi bài, nhất là những người chơi mới có thể dễ dàng tham gia chơi game.