
Cách Chơi Tấn, Đánh Bài Tấn Đến Từ Cao Thủ
Không quá khó để bạn có thể tiếp cận và tìm hiểu về cách chơi Tấn vì nó là một trong những kiểu game bài phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thật sự giỏi Tấn thì cần phải có cái đầu lạnh.
Việc tính toán kỹ lưỡng cũng như phán đoán trước những nước đi của đối thủ sẽ giúp bạn nhanh chóng nhập vai thành cao thủ trong bộ môn này. Cùng orbanviktor.com nghiên cứu về cách chơi bài tấn hay ngay trong bài viết dưới đây nào!
Mục Lục
Bài tấn là gì?
Bài tấn hay còn có tên gọi là Durak, là một trò chơi có xuất xứ trước nhất từ nước Nga. Tương tự với các loại bài Tây khác, bài tấn sử dụng bộ bài Tây gồm 52 lá để chơi.
Một ván bài sẽ có 2 đến 4 người chơi tham gia, mỗi người được chia đến 8 lá bài. Bài tấn là một cách chơi khá thông dụng của bộ bài Tây và được rất người chơi nhiều người yêu thích bởi sự hấp dẫn, dễ chơi và tính giải trí rất cao.
Luật chơi và chi tiết cách chơi bài tấn
Luật chơi tấn được đánh giá là không quá khó hiểu, chỉ cần bạn chịu khó bỏ thời gian để trắc lọc các thông tin được cung cấp trước thì sẽ tích lũy cho mình được cách chơi hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Tối thiểu là 2 người chơi và đi theo ngược kim đồng hồ.
- Mỗi người chơi sẽ được chia và nhận 8 lá bài. Sau đó, số lá bài còn lại sẽ bị úp xuống dưới sàn và rút một cây bất kỳ lên. Đặt ngửa và trên các lá bài đã úp đó. Cây ngửa đó có chất gì thì sẽ giữ chất đó làm chủ, theo thứ tự thì 2 là thấp nhất và A là cao nhất. Chẳng hạn cây chủ đó là 3 (rô) thì chất rô sẽ làm chủ, 2 (rô) sẽ là cây thấp nhất và A (rô) là cây cao nhất trong cây chủ bài này. Các cây này có thể dễ dàng bắt được 2 – A của chất còn lại.
- Người đi tấn có thể đánh bất cứ bài nào ở trên tay, tốt nhất là bạn nên đánh cây nhỏ trước và không phải là cây chủ. Lúc này, người chơi bên phải của người đi tấn sẽ “tiếp chiêu” lá bài có cùng chất và mang giá trị cao hơn cây bài của người đi tấn đó. Ví dụ: nếu người đi tấn đánh con 3 (cơ) thì người đỡ tấn sẽ tiếp lại bằng cách đánh con 4 cơ hoặc có thể đỡ bằng bất cứ con chủ nào.
- Những người chơi còn lại sẽ tiến hành tấn cùng với người chơi đi tấn với những lá có cùng giá trị đã được đánh ra. Ví dụ: người đi tấn đánh ra 4 (cơ), người đỡ tấn đánh 6 (cơ) thì người tấn còn lại có thể đánh 4 hoặc 6 với bất kỳ chất nào. Nếu không có thì sẽ bỏ qua.
- Nếu người đỡ tấn có thể đỡ được thì người đỡ sẽ tính là người đi tấn và toàn bộ số lá bài đã tấn rồi sẽ bỏ qua. Còn nếu như người đỡ tấn mà không có bài để đỡ và chịu thua thì người đỡ tấn sẽ phải bỏ qua các lá bài lên bài của mình. Người bên tay phải của người đỡ tấn sẽ tiếp tục mở vòng mới và tấn người bên tay phải. Những người có lá bài trên tay mà không đủ 8 sẽ tiến hành bốc tiếp lá đã úp ở dưới để đủ 8 lá theo thứ tự người đi tấn và vòng theo ngược chiều kim đồng hồ.
- Cứ như thế, cho tới khi người chơi nào hết bài trước thì người đó sẽ thắng.
Quy định về giá trị lớn bé của các lá bài
Như các bạn đã biết thì bộ bài được sử dụng để chơi bài Tấn chính là bài Tây 52 lá quen thuộc, có các giá trị từ nhỏ cho đến lớn lần lượt là: 2 < 3 < 4 <…. 6< 9 < 10 < J < Q < K và lướn nhất là Xì A.
Cách chia bài để chơi Tấn
– Người chơi trong ván sẽ quyết định xem ai là người chia bài, thay đổi phù thuộc vào luật lệ từng nhóm khi chơi.
– Mỗi người sẽ được chia đến tay là 8 lá bài. Sau khi chia bài xong, bốc lá ở nọc để quyết định chất chủ của ván bài.
Cách để người chơi xác định lượt đánh đầu tiên
Cách mà mọi người thường áp dụng để xác định được lượt đánh đầu tiên là bất kỳ một người nào đó bốc một lá bài trong bài úp và ngửa lá bài đó lên. Bài đó có giá trị chất là bao nhiêu thì tương ứng số đó mà đánh tiếp.
Giá trị của bài là các con số tương ứng được in trên mỗi mặt, trường hợp đặc biệt như: A (Át) là 1, K là 13, Q là 12 và J là 11. Sau đó, tiến hành đếm. Người được đếm cuối cùng sẽ giữ vai trò là người đánh đầu tiên.
Cách xếp bài khi chơi Tấn
Khác với các loại bài tú khác như chơi bài phỏm hay tiến lên, …, xếp bài tấn thường được xếp thành các lá bài riêng lẻ để tấn và để dễ đỡ. Quân chủ sẽ được xếp riêng, còn quân bài khác để riêng ra tránh việc đánh nhầm.
Những lưu ý bạn cần cẩn trọng để chơi bài tấn giỏi
- Nếu đến lượt của mình mà bạn lỡ miệng có những lời nói hay hành động khiến đối phương hiểu là bỏ qua lượt thì sẽ không được phéo quay lại, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất lượt chơi đó.
- Đến lượt mình ra bài mà bạn có những lời nói và “xi nhan” trước về lá bài định ra thì phải hạ ngay lá bài đó xuống. Trường hợp cố chấp không hạ bài thì có thể bị xử là thua hoặc phạt bốc thêm 1 lá.
- Nếu người đi trước chưa hạ bài mà người sau đã vội vàng hạ bài của mình xuống thì người đi trước có quyền yêu cầu người đi sau cầm bài lên, như vậy là bạn phải chịu lộ bài.
- Bạn có quyền giấu đi và không cho đối phương biết mình còn bao nhiêu cây bài trong tay. Người khác chỉ được quyền đánh số lá bài tối đa bằng với số lá bài người chơi còn cầm trên tay trong mỗi vòng đấu.
- Người chơi sẽ không được có động tác đếm hay vạch ra để kiểm tra các lá bài đã hạ xuống mà chỉ được nhớ lại và tính nhẩm trong đầu. Đồng thời cũng không được đếm lại hay kiểm tra các lá bài ở vòng trước. Nếu bị phát hiện có hành động “lục rác” thì tùy vào quy ước của từng bàn chơi sẽ bị xử thua hoặc bị phạt.
Xem thêm: Cách Chơi Bài Cào Online
Kết luận
Tấn là một con game trí tuệ dành cho những bài thủ sành điệu. Vì vậy, ngoài việc chuyên cần học cách chơi Tấn theo luật thì bạn cũng nên tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm thực tế để nâng cao kỹ năng Tấn của mình. Nhớ áp dụng trong nhiều ván đấu để có thể dễ dàng hạ gục mọi đối thủ nhé!